Kết Quả Khảo Nghiệm NPK CON CÒ USP Tại Tây Ninh Vụ Lúa Đông Xuân 2024-2025

16 Apr 2025

Khảo nghiệm tại Tây Ninh vụ lúa Đông Xuân 2024-2025 cho thấy NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S cải thiện pH đất, tăng rễ khỏe, năng suất đạt 9,41 tấn/ha. Bí quyết nằm ở đâu?

Sản phẩm phân bón NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S

USP (Urea Super Phosphate) là sản phẩm sản xuất theo quy trình độc quyền được cấp bằng sáng chế của Pháp và được Baconco phát triển tại Việt Nam. 

  • Nó cho phép kết hợp dạng nitơ urê với Super Phosphate, hai thành phần thường không tương thích để trộn. 
  • Công thức thu được là NPK 20-10-0+15,5CaO+7S.
  • Dễ dàng phối trộn với các loại phân bón khác để có được công thức phân bón theo ý muốn.

USP có tác dụng gì:

  • Tăng PH đất, cải tạo độ chua của đất, làm đất tơi xốp, giữ được nhiều chất dinh dưỡng, hệ vi sinh vật phát triển mạnh, giảm ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, chống nghẹt rễ.
  • Giải phóng các chất dinh dưỡng chậm nên chống thất thoát các chất dinh dưỡng nhất là phân đạm (đạm không bị rữa trôi và bay hơi), làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
  • Cung cấp Ca-S làm thành tế bào dày lên, chống sự xâm nhập của nấm bệnh, hạn chế sâu rầy. Cây cứng cáp, chống đỗ ngã.

Khảo nghiệm phân bón NPK CON CÒ USP trên giống lúa VN121 tại Tây Ninh

Vụ Đông Xuân 2024–2025, công ty Baconco đã phối hợp triển khai mô hình khảo nghiệm phân bón NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S tại xã An Hòa, Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Giống lúa được sử dụng là VN121 với thời gian sinh trưởng từ 100 đến 105 ngày. Bốn nghiệm thức khác nhau được áp dụng với diện tích mỗi ô là 1.500m², trên nền đất phèn nhẹ, có thời gian nghỉ lũ trước đó.

Bốn nghiệm thức bón phân bao gồm: NT1 (bón lót; bón thúc lần 1,2 không kết hợp ure; bón đón đòng kết hợp với Kali), NT2 (không bón lót; bón thúc lần 1,2 không kết hợp ure; bón đón đòng kết hợp với kali), NT3 (bón lót; bón thúc lần 1,2 có kết hợp ure; bón đón đòng kết hợp với kali), NT4 (Đối chứng: bón thúc lần 1,2 sử dụng NPK 21:14:7; bón đón đòng NPK 17:7:21).

Hiệu quả cải thiện pH đất và sinh trưởng cây lúa

Kết quả ghi nhận cho thấy: ở những nghiệm thức có bón NPK CON CÒ USP độ pH đất được cải thiện đáng kể từ mức 4.6–4.8 lên đến 5.5–6.2 chỉ sau 6 ngày bón lót.

Sự cải thiện độ pH giúp cây mập khỏe, có bộ lá xanh dày, gọn. Thân cứng cáp và rễ khỏe hơn hẳn so với đối chứng không có USP (nghiệm thức 3 và control có biểu hiện dư đạm).

So sánh phát triển rễ (32 ngày sau sạ). Ảnh: Baconco

Kết quả năng suất và chỉ tiêu kỹ thuật của mô hình

Các chỉ tiêu năng suất ghi nhận được. Ảnh: Baconco

Qua theo dõi chúng ta thấy nghiệm thức 2 (NT2) đạt trung bình 86 hạt chắc/bông và 490 bông/m², cao hơn hẳn các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 2 (NT2) đạt năng suất thực tế cao nhất là 9,41 tấn/ha, cao hơn 5,85% so với đối chứng.

Những chỉ số này khẳng định hiệu quả vượt trội của sản phẩm NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S trong điều kiện sản xuất thực tế.

Giá trị ứng dụng và khuyến cáo sử dụng

Sản phẩm có hàm lượng canxi cao, giải phóng Đạm và Lân có kiểm soát nên tăng hiệu quả sử dụng Đạm và lân. Hạn chế ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ,… một vấn đề phổ biến ở các vùng trồng lúa do sự tồn dư của rơm, rạ sau thu hoạch.

Phân bón NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S có thể sử dụng hiệu quả trong cả ba giai đoạn chính của quy trình bón phân: bón lót, bón thúc và đón đòng. Sản phẩm có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại phân khác như ure hoặc kali… tùy theo thời kỳ bón và điều kiện canh tác.

Kết luận

Bà con tham quan khu ruộng TRÌNH DIỄN Con cò USP. Ảnh: Baconco

Ở Nghiệm thức 2: Khi sử dụng CONCO USP 20-10-0+10,5 Ca + 7S Bón thúc cho lúa đợt 1,2 và chỉ phối hợp thêm Kali để bón đợt 3 (đón đòng) mang lại kết quả cao nhất.

Từ kết quả mô hình khảo nghiệm tại Tây Ninh, có thể khẳng định phân bón NPK CON CÒ USP 20-10-0+10.5Ca+7S là giải pháp toàn diện và hiệu quả cho canh tác lúa trong điều kiện đất phèn nhẹ và các đất trồng lúa nói chung. Đây là giải pháp thích hợp để tăng năng suất lúa và cải thiện đất trồng lúa ngày một tốt hơn.

Lượt xem

33

Chia sẻ

  • facebook
  • youtube
  • phone