Xóa Bỏ Nỗi Lo Độc Chất Trong Đất Phèn Với Công Nghệ USP Độc Quyền Từ Baconco
12 Dec 2024
Nông nghiệp bền vững trên nền đất phèn? Công nghệ USP của Baconco mang đến giải pháp xử lý đất phèn hiệu quả và nâng cao chất lượng nông sản. Cùng Baconco khám phá ngay trong bài viết bên dưới!
Thực trạng ô nhiễm đất phèn tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm sắt (phèn) tại Việt Nam. Các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang là những khu vực điển hình bị nhiễm sắt và phèn nặng.
Tình trạng ô nhiễm đất phèn rất quen thuộc tại Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Internet
Ô nhiễm đất phèn là một vấn đề phức tạp với nhiều nguyên nhân đan xen. Tình trạng này thường đến từ một số nguyên nhân phổ biến:
- Đặc điểm tự nhiên: ĐBSCL có địa hình thấp, gần biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều, khiến nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa. Quá trình này làm cho đất bị nhiễm mặn và phèn, đặc biệt là trong mùa khô. Đây là một trong những nguyên nhân tự nhiên khó kiểm soát nhất.
- Biến đổi khí hậu: Nắng nóng kéo dài, lượng mưa thay đổi thất thường làm gia tăng quá trình bốc hơi nước, khiến nồng độ phèn trong đất tăng cao. Mực nước biển dâng cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng xâm nhập mặn. Biến đổi khí hậu đang ngày càng làm trầm trọng thêm vấn đề này.
- Hoạt động nông nghiệp: Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu quá mức, không đúng cách cũng góp phần làm ô nhiễm đất, khiến tình trạng phèn nặng hơn. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng sang đất nông nghiệp cũng làm mất đi lớp phủ thực vật, khiến đất dễ bị xói mòn và nhiễm phèn. Nông nghiệp cần được thực hành một cách bền vững hơn để giảm thiểu tác động tiêu cực.
- Quản lý nước không hiệu quả: Việc thiếu hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh, quản lý nước chưa hiệu quả khiến việc kiểm soát mặn và phèn gặp nhiều khó khăn. Cần có những giải pháp quản lý nước hiệu quả hơn để giải quyết vấn đề này.
03 loại độc chất gây hại cây lúa thường có trong đất phèn
Sự hiện diện của các độc chất chính là một trong những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ba độc chất gây hại cây lúa thường có trong đất phèn:
1. Độc chất Ion Nhôm (Al3+)
Ngộ độc nhôm trên cây lúa thường xuất hiện ở những lá già trước. Biểu hiện đặc trưng là những vệt màu vàng lục hoặc màu trắng lục trên các gân lá.
Trong trường hợp bị nặng, các phần màu lục sẽ bị chết. Ngộ độc nhôm làm chậm sự sinh trưởng của bộ rễ và có thể gây hại trước khi thấy các biểu hiện ngộ độc ở lá
2. Độc chất Ion Sắt (Fe2+, Fe3+)
Cây lúa bị ngộ độc sắt thường thấy biểu hiện trên lá có màu nâu tím hoặc có màu vàng đến màu vàng cam. Sinh trưởng và đẻ nhánh bị giảm và hệ thống rễ kém phát triển, ít, ngắn, thô và có màu nâu hoặc đỏ bẩn.
Ngộ độc sắt cũng có thể làm cho rễ lúa bị đen vì có FeS2 bám vào biểu bì rễ lúa.Triệu chứng ngộ độc sắt thường thấy trong giai đoạn đẻ nhánh và làm đòng.
Nếu ngộ độc sắt xuất hiện ở giai đoạn sau, năng suất lúa có thể bị giảm trầm trọng
3. Tính độc của H2S
Biểu hiện ngộ độc H2S trên lúa lần đầu tiên được biết đến ở Nhật như là hiện tượng “Akiochi”. Khi bị ngộ độc H2S, hoạt động hô hấp của rễ không hồi phục được. Nồng độ gây độc của H2S đối với lúa được ghi nhận vào khoảng 0,1 ppm trong dung dịch đất.
H2S trong đất ngập nước gây ra chủ yếu từ quá trình khử sulphate, hiện diện chủ yếu trong đất chua. H2S làm giảm sức oxy hóa của rễ và kéo theo ngộ độc Fe2+ bởi vì lúc đó bộ rễ không có khả năng oxy hóa Fe2+ ở bề mặt rễ.
Ngoài các độc chất gây hại, đất phèn thường có pH đất thấp làm cho quá trình hấp thu dinh dưỡng cũng trở nên khó khăn hơn.
Giải pháp phân bón phức hợp USP từ Baconco
Công nghệ USP độc đáo có bản quyền của Pháp do Baconco sản xuất tại Việt Nam
Để cải thiện tình trạng độc chất trong đất phèn, Baconco mang đến cho bà con giải pháp Phân bón phức hợp USP:
USP (Urea Super Phosphate) là công nghệ độc đáo và có bản quyền của Pháp do Baconco sản xuất tại Việt Nam.
Nó cho phép sự kết hợp giữa Nitơ Ure và Super Phosphate, hai thành phần này thường thì không thể kết hợp với nhau trong điều kiện bình thường. Công thức đạt được trong sự kết hợp này là: NP 20-10-0+10,5Ca+7S.
Với liên kết hóa học giữa Đạm, Lân, Canxi làm cho đạm được phóng thích chậm tránh thất thoát gây lãng phí phân bón, đảm bảo dinh dưỡng cho cây trong thời gian dài.
Đối với đất, Canxi là yếu tố quan trọng giúp phóng thích dinh dưỡng trong đất, giải độc, nâng pH đất, giúp phát triển bộ rễ. Đối với cây trồng Canxi làm cứng chắc vách tế bào từ đó giúp cây cứng cáp hạn chế đỗ ngã và kháng lại sâu bệnh tấn công.
Baconco luôn nỗ lực ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào các sản phẩm nhằm giúp bà con cải thiện năng suất mùa vụ và cải tạo các vấn đề về đất trồng, giúp bà con cải thiện mùa màng và tăng thu nhập. Với giải pháp tối ưu là phân bón phức hợp USP trong bài chia sẻ phía trên, Baconco hy vọng bà con sẽ có một vụ mùa thành công, thuận lợi!
Lượt xem
179