Sử Dụng Phân Bón NPK Baconco Cho Cây Lúa Trên Đất Phèn Kiên Giang

30 Jun 2024

Kiên Giang là tỉnh có diện tích đất phèn khá lớn, gây rất nhiều khó khăn cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa, đặc biệt là ở giai đoạn lúa non. Hiểu được những khó khăn mà nhà nông gặp phải, Baconco đã tiến hành nghiên cứu để tạo ra những dòng phân bón chuyên biệt, phù hợp với điều kiện đất phèn tại tỉnh Kiên Giang.

 

Đất phèn là gì?

Đặc điểm của đất phèn

Đất phèn, hay cũng thường được gọi bằng các tên khác như đất bị nhiễm phèn hoặc đất chua. Đặc điểm của đất phèn là có chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), độ pH thấp chỉ từ 2 - 4 và đặc biệt là lượng chất độc SO42-, Fe2+, Al3+ vô cùng cao. Bởi vậy nên khi đất bị nhiễm phèn, đệm của môi trường đất sẽ bị phá hủy và cần phải có các biện pháp nhằm cải tạo và rửa phèn thì mới có thể tiếp tục sử dụng.

Đất bị nhiễm phèn 

Nguyên nhân hình thành đất phèn

Nguyên nhân hình thành đất phèn chủ yếu là do quá trình oxy hóa tiềm tàng tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 có chứa nhiều độc chất SO42-, Fe2+ và Al3+. Loại đất này được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trước đây và thường có tại các khu vực xuất hiện đất, đá trầm tích.

Hay bên cạnh đó, mực nước biển dâng cao làm ngập đất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đất phèn. Bởi vì khi nước biển dâng cao, muối sunfat có trong nước biển sẽ hòa cùng với trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác có trong đất.

Hoặc đất bị nhiễm phèn cũng có thể hình thành do quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác. Nguyên nhân là do bà con nông dân sử dụng các sản phẩm phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh nhưng lâu ngày không cải tạo đất. Đất nhiễm phèn khi khô lại sẽ bị cứng và xuất hiện những vết nứt. Đồng thời, lúc này đất rất chua nên cũng không thể đáp ứng được điều kiện sinh sống của các loại vi sinh vật có trong đất.

Ảnh hưởng của đất phèn với các loại cây trồng

Khi nhắc về ảnh hưởng của đất phèn lên cây lúa nói riêng cũng như các loại cây trồng khác nói chung, chúng ta có thể nói đến như:

  • Khiến cho độ pH của đất bị kém đi, cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Từ đó, cây trồng cũng không đạt được năng suất cao khi thu hoạch
  • Đất bị hư hại cũng ảnh hưởng đến những mùa vụ tiếp theo. Nếu như không có biện pháp cải tạo đất phèn kịp thời, đất sẽ bị khô hạn, nứt nẻ, dẫn đến khó khăn trong quá trình trồng trọt.
  • Một số tình trạng thường xuất hiện ở cây trồng đó là: chết mầm, chết mạ, vàng lá, chậm trổ bông,...

Đất bị nhiễm phèn làm hư hại đến ruộng lúa

 

Quy trình sử dụng sản phẩm phân bón NPK Baconco

Ở giai đoạn cuối năm 2023 vừa qua, Baconco đã một lần nữa kiểm chứng dòng sản phẩm NPK với công nghệ USP tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang. Theo đuổi mục tiêu demo là khẳng định  hiệu quả của bộ lúa vi sinh trên nền đất phèn đã thực hiện ở nhiều huyện trong địa bàn tỉnh như: Tân Hiệp, Hòn Đất, Giang Thành và Kiên Lương.a

Đến với phần quy trình được Baconco và nông dân Năm Hoà (xã Kiên Bình, thị xã Kiên Lương, Kiên Giang) thực hiện, nhóm chúng tôi đã áp dụng bộ sản phẩm Lúa Vi Sinh Bón Thúc (NPK Con Cò 18-9-5+8,4Ca+6S) và Lúa Vi Sinh Đón Đòng (NPK Con Cò 16-8-12+8,4Ca+5S) trên cánh đồng thử nghiệm 60.000m2

  • Phân bón NPK Con Cò 18-9-5+8,4Ca+6S: Áp dụng sản phẩm vào giai đoạn bón thúc lần 1 (15kg/1.000m2) và giai đoạn bón thúc lần 2 (20kg/1.000m2).
  • Phân bón NPK Con Cò 16-8-12+8,4Ca+5S: Áp dụng sản phẩm vào giai đoạn bón đón đòng (25kg/1.000m2).

 

Kết quả sử dụng phân bón NPK Baconco

Sau giai đoạn bón thúc và bón đón đòng với bộ sản phẩm hỗ trợ, nhóm chúng tôi đã nhận được kết quả tích cực. Cụ thể như

  • Rễ chùm ra nhiều hơn đến 50% và độ dài của rễ dài hơn 2% so với đối chứng.
  • Phân bón giúp cây lúa hấp thụ dưỡng chất hiệu quả, phát triển mạnh mẽ và nở bụi tốt hơn.
  • Chiều dài của bông lúa Baconco dài hơn so với đối chứng đến 22%.
  • Nhánh gié của cây lúa Baconco dài hơn so với đối chứng đến 10%.
  • Số lượng hạt trên gié cây lúa Baconco dài hơn so với đối chứng đến 10%

Bà con nông dân sẽ thấy được minh chứng rõ về độ hiệu quả của việc sử dụng hai sản phẩm phân bón NPK mang lại cho cánh đồng lúa thông qua các chỉ tiêu năng suất ghi nhận được ở giai đoạn thu hoạch như sau:

Baconco đã nhận về phần năng suất lúa lên đến 926kg/1000m2. Với mức giá bán của Baconco là 7.600 đồng/kg, thu về 7.037.600 đồng. Trong khi đó, ruộng lúa đối chứng chỉ đạt 810kg/1000m2. Mức giá bán của bên đối chứng cũng giống với Baconco là 7.600 đồng/kg, thu về 6.156.000 đồng, thấp hơn 881.600 đồng so với Baconco. Đặc biệt, sau khi trừ chi phí đầu tư, Baconco đem về lợi nhuận cao hơn 8.166.000 đồng/ha.

 

Với những chia sẻ của Baconco về bộ sản phẩm Lúa Vi Sinh Bón Thúc (NPK Con Cò 18-9-5+8,4Ca+6S) và Lúa Vi Sinh Đón Đòng (NPK Con Cò 16-8-12+8,4Ca+5S) cho cây lúa, chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp cho bà con nông dân những kiến thức bổ ích. Từ đó, bà con sẽ biết cách canh tác lúa hiệu quả trên đất phèn Kiên Giang nhằm đạt được năng suất tốt nhất.

Lượt xem

552

Chia sẻ

  • facebook
  • youtube
  • phone