Cách Chăm Sóc Cây Sầu Riêng Giai Đoạn Phân Hóa Mầm Hoa Hình Thành Mắt Cua
23 Dec 2024
Vào giai đoạn phân hoá mầm hoa và hình thành mắt cua, việc chăm sóc cây sầu riêng đóng vai trò quan trọng quyết định năng suất và chất lượng vụ mùa. Cùng Baconco khám phá kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng phát triển thuận lợi, tăng tỷ lệ đậu trái trong bài viết bên dưới nhé!
Nhận biết giai đoạn phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua
Việc nhận biết chính xác giai đoạn phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua ở sầu riêng là cực kỳ quan trọng để có biện pháp chăm sóc phù hợp, nâng cao năng suất và chất lượng quả.
Dấu hiệu bên ngoài
- Cơi lá cuối chuyển sang màu lụa: Đây là dấu hiệu quan trọng nhất. Cơi lá non cuối cùng trên cành ngừng phát triển, chuyển từ màu xanh non sang màu xanh nhạt, hơi bóng, giống như màu lụa. Lúc này, cây đã tích lũy đủ dinh dưỡng và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn sinh sản.
- Chồi ngọn ngừng phát triển: Đỉnh sinh trưởng của cành ngừng phát triển chiều dài.
- Xuất hiện các đốm nhỏ trên cành: Tại các nách lá, đặc biệt là ở phần gần ngọn cành, bắt đầu xuất hiện những đốm nhỏ, hơi phồng lên. Đây là mầm hoa đang hình thành.
- Hình thành mắt cua: Sau một thời gian, các đốm nhỏ phát triển thành hình dạng giống như mắt cua. "Mắt cua" chính là cụm hoa sầu riêng còn non. Lúc này, nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy các mầm hoa nhỏ li ti bên trong.
Dấu hiệu bên trong
- Quan sát lát cắt mô học: Phương pháp này yêu cầu kỹ thuật chuyên môn và thiết bị. Qua quan sát lát cắt mô học dưới kính hiển vi, có thể thấy rõ sự thay đổi cấu trúc bên trong cành, sự phân hóa tế bào hình thành mầm hoa.
Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng giai đoạn phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua
Phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua gồm 3 giai đoạn chính
Giai đoạn phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua là yếu tố then chốt quyết định năng suất sầu riêng. Chế độ nước tưới, dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật trong giai đoạn này sẽ giúp cây hình thành mầm hoa khỏe mạnh, cho mùa vụ bội thu.
Giai đoạn bón phân dằn cây
Giai đoạn bón phân dằn cây diễn ra khi cơi lá cuối chuyển sang lụa, đây là thời điểm lý tưởng để cây sầu riêng tích lũy dưỡng chất, chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sang sinh thực.
Loại phân bón phù hợp nhất là phân bón NPK CON CÒ 7-7-14+12S+7Ca+0,45B với sự kết hợp giữa đạm, lân, kali, canxi, lưu huỳnh và bo, giúp cây có bộ rễ khỏe, lá xanh dày và kháng bệnh tốt.
Một công thức có tỷ lệ NPK 1-1-2 là sự cân bằng hoàn hảo cho giai đoạn này. Với liều lượng sử dụng, nó sẽ được tùy thuộc vào tuổi cây, sức khỏe cây và loại phân mà sử dụng liều lượng khác nhau. Thông thường, bà con có thể bón 1- 2kg/gốc.
Đối với phần trên lá cây sầu riêng, bà con có thể sử dụng phân bón lá có hàm lượng lân cao để cung cấp dinh dưỡng trực tiếp cho lá cũng như để giúp cho lá xanh dày, già đều và sạch sâu bệnh.
Sản phẩm phân bón lá phù hợp: Supertan Vàng 15-30-15+2S+0,6Mg+TE, Cofoli PK500, Myfatop 325 SC, Ratoin 5WG.
Giai đoạn cắt tỉa cành bơi và phun thuốc rửa vườn
Giai đoạn cắt tỉa cành bơi giúp tẩy sạch rong rêu và ngăn ngừa nấm bệnh hiệu quả.
Trong giai đoạn cắt tỉa cành bơi và phun thuốc rửa vườn lần 2, bà con cần thực hiện trước khi tạo mầm từ 3-5 ngày để quản lý nấm bệnh và rong tảo.
Sử dụng hỗn hợp phân bón lá CofoliI CU (2ml/lít nước) + Cofoli PK500 (2ml/lít nước) để phun ướt đều lên toàn bộ cây, đặc biệt tập trung vào các cành mang bông trái. Phân bón lá CofoliI CU chứa 100% đồng hữu cơ, rất an toàn cho cây, giúp tẩy sạch rong rêu và ngăn ngừa nấm bệnh hiệu quả.
Giai đoạn tạo mầm
Cuối cùng, ở giai đoạn tạo mầm. Có hai điều mà bà con cần ghi nhớ:
- Một, khi phun thuốc tạo mầm, bà con cần thực hiện từ 1-2 lần cách nhau 7 ngày:
Sử dụng phân bón lá Cofoli K300 (2ml/lít nước) + Cofoli PK500 (2ml/lít nước) rồi phun ướt đều cả tán lá và rễ tơ. Sản phẩm phân bón lá Cofoli K300 sử dụng 100% là kali hữu cơ, khi kết hợp với Cofoli PK500 sẽ có 30% lân hai chiều hữu hiệu để giúp cho cây phân hóa mầm hoa nhanh chóng. Đồng thời, có thể cung cấp trực tiếp qua lá và rễ của cây sầu riêng.
- Hai, khi cắt nước, bà con hãy giảm lượng nước tưới cho cây trong khoảng 2-3 tuần để tạo điều kiện khô hạn, kích thích cây ra hoa (việc cắt nước sẽ tùy vào khí hậu thời tiết của mỗi vùng).
Lưu ý: Thời điểm tạo mầm hoa của cây sầu riêng sẽ phụ thuộc vào giống cây và điều kiện khí hậu của từng vùng. Bà con cần đảm bảo rằng cây sầu riêng được trồng ở nơi có đủ ánh sáng, đất tơi xốp và thoát nước tốt. Sau khi cắt nước để kích thích tạo mầm hoa, cần chú ý chăm sóc cây kỹ lưỡng, bao gồm việc phòng trừ sâu bệnh và duy trì chế độ tưới nước hợp lý, nhằm đảm bảo tỷ lệ mắt cua ra đều, đồng thời hạn chế nguy cơ bệnh tật cho cây.
Chăm sóc cây sầu riêng đúng cách trong giai đoạn phân hóa mầm hoa hình thành mắt cua còn giúp cây khỏe mạnh, tăng sức đề kháng với sâu bệnh, kéo dài tuổi thọ của cây. Đây chính là nền tảng cho sự phát triển bền vững của vườn sầu riêng, đảm bảo thu nhập ổn định cho bà con trong nhiều năm tới. Hy vọng bà con sẽ có một mùa vụ bội thu cùng sản phẩm chất lượng của Baconco!
Lượt xem
30