Cách Chăm Sóc Cây Ca Cao Đủ Dưỡng Chất Cùng Baconco
23 Dec 2024
Để cây ca cao phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất tối đa, nông dân cần có một kế hoạch bón phân hợp lý. Cùng khám phá quy trình bón phân bổ sung dưỡng chất cho cây ca cao với phân bón Baconco!
Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao
Cây ca cao, giống như bất kỳ loại cây trồng nào, đều cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt. Một số chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với cây ca cao:
Các chất dinh dưỡng đa lượng:
- Đạm (N): Cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển thân lá, cành nhánh, tăng cường khả năng quang hợp. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lá nhỏ, vàng, rụng sớm. Thừa đạm cây phát triển thân lá quá mức, dễ nhiễm bệnh, giảm năng suất.
- Lân (P): Quan trọng cho sự phát triển bộ rễ, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng, kích thích ra hoa, đậu trái, hình thành và phát triển hạt. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, ra hoa ít, đậu trái kém.
- Kali (K): Tăng cường sức đề kháng của cây đối với sâu bệnh và điều kiện bất lợi (hạn, mặn, rét), tăng chất lượng quả, tăng hàm lượng đường và chất khô. Thiếu kali cây dễ bị đổ ngã, lá bị cháy mép, quả nhỏ, chất lượng kém.
Các chất dinh dưỡng trung lượng:
- Canxi (Ca): Cần thiết cho sự hình thành và phát triển tế bào, giúp cây cứng cáp, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Thiếu canxi cây sinh trưởng kém, lá non bị biến dạng.
- Magie (Mg): Thành phần quan trọng của diệp lục, tham gia vào quá trình quang hợp, tổng hợp protein và enzyme. Thiếu magie lá bị vàng, rụng sớm.
- Lưu huỳnh (S): Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, hình thành diệp lục, tăng cường khả năng hấp thụ lân và đạm. Thiếu lưu huỳnh lá non bị vàng, cây sinh trưởng kém.
Các chất dinh dưỡng vi lượng:
Mặc dù cây ca cao chỉ cần một lượng nhỏ các chất vi lượng, nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
- Kẽm (Zn): Quan trọng cho sự tổng hợp auxin, kích thích sinh trưởng, tăng khả năng đậu trái.
- Bo (B): Đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng, khả năng giữ hoa, kéo dài và nảy mầm ống phấn, phát triển hạt và quả.
- Đồng (Cu), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Clo (Cl): Tham gia vào các quá trình sinh lý, sinh hóa của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.
Lưu ý: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ca cao thay đổi theo từng giai đoạn sinh trưởng. Giai đoạn kiến thiết cơ bản (1-3 năm đầu) cần nhiều đạm hơn để phát triển thân lá. Giai đoạn kinh doanh (từ năm thứ 4) cần nhiều lân và kali hơn để tăng năng suất và chất lượng quả.
Dấu hiệu cây ca cao đang thiếu chất dinh dưỡng
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng ở cây ca cao là rất quan trọng để có biện pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo năng suất và chất lượng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
Thiếu Đạm (N):
- Dấu hiệu: Lá chuyển sang màu xanh vàng hoặc xanh nõn chuối. Trường hợp thiếu nặng, lá rụng nhiều, cây còi cọc, năng suất giảm sút.
- Nguyên nhân: Thường xảy ra trên đất nghèo dinh dưỡng hoặc do bón không đủ lượng đạm cần thiết cho cây.
Thiếu Lân (P):
- Dấu hiệu: Lá có màu xỉn, mép lá non chuyển sang màu đỏ tía. Thiếu nặng dẫn đến lá rụng và cành chết.
- Nguyên nhân: Đất thiếu lân hoặc cây không hấp thụ được lân do pH đất quá cao hoặc quá thấp.
Thiếu Kali (K):
- Dấu hiệu: Mép lá chuyển sang màu vàng cam, sau đó chuyển sang màu xám nâu và khô, lá rụng nhiều.
- Nguyên nhân: Đất thiếu kali, hoặc do sự cạnh tranh hấp thu kali với các cation khác như canxi và magie.
Thiếu Magiê (Mg):
- Dấu hiệu: Phần thịt lá giữa các gân lá chuyển sang màu vàng, lan dần từ gân chính ra mép lá. Gân lá vẫn giữ màu xanh.
- Nguyên nhân: Đất chua, nghèo magie, hoặc do bón thừa kali.
Thiếu Canxi (Ca):
Cây ca cao thiếu canxi khiến lá bị héo vàng. Ảnh: Internet
- Dấu hiệu: Lá héo vàng bắt đầu từ rìa lá, sau đó lan dần vào gân chính. Đầu lá và chồi non có thể bị chết.
- Nguyên nhân: Đất chua, thiếu canxi, hoặc do hạn hán kéo dài.
Thiếu Kẽm (Zn):
- Dấu hiệu: Các lá và chồi đầu cành kém phát triển (rụt đọt), lá non không thể nở lớn, lá bị biến dạng, nhỏ và dày.
- Nguyên nhân: Đất thiếu kẽm, pH đất cao, hoặc do bón thừa lân. Đây là hiện tượng khá phổ biến trên các vùng trồng ca cao.
Quy trình bón phân bổ sung dưỡng chất cây ca cao với các sản phẩm NPK của Baconco
Để cây ca cao đạt năng suất và chất lượng cao, việc bổ sung dinh dưỡng kịp thời và đúng cách là vô cùng quan trọng. Bà con có thể áp dụng quy trình bón phân khoa học và hiệu quả như sau:
Phân bón NPK CON CÒ BASEO 20-10-10+6S+0,045B được sản xuất độ quyền theo công nghệ BASEO của Pháp
Cây 1 năm tuổi: Cây cần nhiều dinh dưỡng Đạm để phát triển thân lá. Nhà nông nên chọn NPK CON CÒ BASEO 20-10-10+6S+0,045B - loại phân này cung cấp đầy đủ dưỡng chất và bổ sung 3 dòng vi sinh nguyên chuẩn giúp nâng cao chất lượng đất.
Liều lượng sử dụng: Bón 0.1 - 0,3kg/gốc với 20 ngày/lần.
Cây 2 năm tuổi: Cây cần nhiều dinh dưỡng Đạm & Lân để phát triển khung cành. Giai đoạn này, nhà nông có thể sử dụng tiếp tục dòng phân bón NPK CON CÒ BASEO 20-10-10+6S+0,045B để hỗ trợ.
Liều lượng sử dụng: Bón 0.2-0.3kg/ gốc với 20 ngày/lần.
Cây 3 năm cho trái bói: Thời điểm này, cây cần dinh dưỡng cân đối để tăng khả năng đậu trái và nuôi hạt.
Kẽm và Bo cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng sản lượng và khả năng giữ hoa, kéo dài và nảy mầm ống phấn, cũng như phát triển hạt và quả, điều này sẽ là yếu tố then chốt cho một vụ mùa bội thu. Nông dân nên lựa chọn NPK CON CÒ 17-17-17+4S+0,1Zn+0,03B để nạp dinh dưỡng cho ca cao giai đoạn trên.
Liều lượng sử dụng: Bón 0.2-0.3kg/ gốc với 20 ngày/lần.
Lưu ý: Bà con có thể tăng hoặc giảm liều lượng theo độ lớn cây và lượng trái.
Việc bón phân bổ sung dưỡng chất cho cây ca cao bằng sản phẩm NPK Baconco đúng quy trình và liều lượng sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, cho năng suất cao và chất lượng quả tốt. Tuy nhiên, bà con nông dân cần lưu ý kết hợp với việc chăm sóc khác như tưới nước, làm cỏ và phòng trừ sâu bệnh để đạt hiệu quả tối ưu. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bà con trong việc canh tác ca cao.
Lượt xem
21