05 Giống Bơ Giá Trị Kinh Tế Cao, Hiện Thực Hóa “Giấc Mơ” Làm Giàu

15 Nov 2024

Trồng bơ làm giàu không còn là mơ ước! 5 giống bơ siêu lợi nhuận, dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều vùng miền. Hãy cùng tìm hiểu 5 giống bơ "vàng" đang được săn đón nhất hiện nay.

5 giống bơ phổ biến, giá trị kinh tế cao

Giống bơ Booth

Giống bơ Booth có độ dẻo cao, hình dáng quả tròn cân đối đẹp mắt. Ảnh: Internet

Giống bơ Booth có nguồn gốc từ bang Florida – Mỹ, đặt tên theo ông Will Booth người có công lai tạo và phát triển giống. 

Giống bao gồm nhiều giống nhỏ được đánh số từ 1 đến 8, trong đó ở Việt Nam phổ biến nhất là giống booth 7 và booth 8. Người dân quen gọi ngắn gọn và thuần Việt là Bơ Bút.

Ưu điểm nổi trội nhất của giống là khả năng lưu trữ bảo quản được rất lâu sau khi thu hoạch, có khi lên đến 15 ngày. Tất cả là nhờ lớp vỏ dày bên ngoài. Ngoài ra kích thước trái lớn, độ dẻo cao, hình dáng quả tròn cân đối đẹp mắt, dễ vận chuyển, sinh trưởng mạnh thích nghi rộng, cũng là các ưu điểm phải kể đến của giống bơ.

Giống bơ 034

Bơ 034 xuất xứ từ Bảo Lộc - Lâm Đồng, nổi bật từ những năm 1990-2000 với chất lượng thịt quả thơm ngon, sáp dẻo, thu hoạch 2-3 vụ/năm, trái thon dài (20-35cm), vỏ xanh bóng, cơm vàng, hạt nhỏ.

Bơ 034 được bà con ưa chuộng vì mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Internet

Giống bơ 034 có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Bơ 034 thường ít bị sâu bệnh hơn so với các giống bơ khác, điều này giúp nông dân tiết kiệm chi phí chăm sóc và gia tăng năng suất.

Thời gian ra hoa và đậu quả của bơ 034 cũng nhanh chóng. Sau khoảng thời gian từ 18 đến 24 tháng trồng, cây bơ 034 đã có thể cho trái. Điều này giúp cho những người trồng bơ có thể thu hoạch sớm và kịp thời cung cấp cho thị trường tiêu thụ.

Giống bơ Hass

Giống bơ Hass là một trong những giống bơ phổ biến nhất hiện nay. Với lớp vỏ sần sùi màu đen, thịt bơ mềm mịn, chất dinh dưỡng cao, bơ Hass đã chinh phục được nhiều tín đồ sành ăn.

Bơ Hass có lớp vỏ màu xanh đậm và chuyển sang tím đen khi chín. Ảnh: Internet

Đây là giống bơ có khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, thích hợp với khí hậu nhiệt đới. Bơ Hass cũng ít bị sâu bệnh nên ít sử dụng thuốc trừ sâu cần sử dụng ít, từ đó làm giảm chi phí sản xuất cho nông dân.

Giống bơ Pinkerton

Giống bơ Pinkerton có hình dạng hơi dài, vỏ xanh dày và thịt rất béo. Pinkerton cũng là loại bơ dễ trồng và có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt khá ổn định.

Bơ Pinkerton dễ trồng, có hình dạng thon dài, vỏ dày màu xanh đậm. Ảnh: Internet

Đặc điểm nổi bật của bơ Pinkerton là tỷ lệ dầu cao, giúp cho hương vị trở nên phong phú hơn. Nông dân thường lựa chọn giống bơ này vì khả năng sinh trưởng nhanh và cho trái đều đặn qua các mùa vụ.

Giống bơ sáp Mã Dưỡng

Bơ sáp Mã Dưỡng được ưa chuộng bởi hương vị đặc biệt. Ảnh: Internet

Do ông Dương Mã Dưỡng ở Phú Riềng – Bình Phước tuyển chọn và nhân giống, giống có thể xa lạ với người dùng trong nước nhưng nổi tiếng ở khu vực, đặc biệt là Đông Nam Á, nhờ vào khả năng quảng bá, kết nối cung cầu và canh tác theo tiêu chuẩn. 

Mỗi năm có hàng trăm tấn bơ thuộc giống này được xuất khẩu đi các nước lân cận. Tạo ra thu nhập không nhỏ cho bà con nông dân. Ưu điểm của giống là độ sáp dẻo rất cao, hình dáng cân đối, mẫu mã đẹp, trọng lượng lớn, mỗi năm có thể cho thu hoạch 2 vụ, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 dương lịch.

Kỹ thuật trồng bơ hiệu quả

Để cây bơ phát triển tốt và cho năng suất cao, không chỉ cần chọn giống bơ dễ trồng mà còn phải áp dụng những kỹ thuật trồng trọt hợp lý. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng trong quá trình trồng bơ.

Chọn địa điểm trồng bơ

Địa điểm trồng là yếu tố quyết định đến sự thành công của cây bơ. Cây bơ cần ánh sáng mặt trời đầy đủ, vì vậy bạn nên chọn những vùng đất cao ráo, thoát nước tốt và tránh xa những nơi có bóng râm.

Ngoài ra, đất trồng bơ cần có độ pH từ 6 – 7, giàu chất hữu cơ để cây có thể phát triển mạnh mẽ. Nếu đất nghèo dinh dưỡng, bạn nên bổ sung thêm phân hữu cơ trước khi trồng.

Phương pháp trồng bơ

Có hai phương pháp chính để trồng bơ: gieo hạt và ghép cành. Gieo hạt là phương pháp truyền thống nhưng có thể mất nhiều thời gian để cây ra trái. Ngược lại, ghép cành giúp cây phát triển nhanh chóng và cho trái sớm hơn.

Khi tiến hành ghép cành, bạn cần chọn những cành giống khỏe mạnh từ cây mẹ. Đảm bảo rằng việc ghép được thực hiện đúng kỹ thuật để đạt tỷ lệ sống cao.

Chăm sóc và quản lý cây bơ

Sau khi trồng, việc chăm sóc cây bơ cũng rất quan trọng. Bạn cần tưới nước thường xuyên, nhất là trong mùa khô, nhưng cũng phải đảm bảo không để cây bị ngập úng.

Bộ sản phẩm chăm sóc cây bơ của Baconco

Bà con có thể tham khảo quy trình bón phân giúp cây bơ đạt năng suất vượt trội, bơ vàng cơm, nặng trái với bộ sản phẩm từ Baconco.

Việc lựa chọn giống bơ phù hợp là yếu tố then chốt quyết định thành công trong việc trồng bơ. Với sự đầu tư đúng đắn và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bà con hoàn toàn có thể làm chủ thị trường, nâng cao thu nhập và góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững. Baconco hy vọng rằng trong tương lai, cây bơ sẽ tiếp tục khẳng định vị thế và mang lại cuộc sống ấm no cho bà con nông dân!

Lượt xem

196

Chia sẻ

  • facebook
  • youtube
  • phone